Ascending Triangle là gì? Mô hình tam giác tăng và cách giao dịch hiệu quả

Ascending Triangle là mô hình tam giác tăng, nó sẽ giúp các trader tìm được cơ hội mua vào tốt nhất. Điều đó sẽ giúp bạn nhận được lợi nhuận cao nhất. 

Đối với những ai đang nghiên cứu về các đồ thị thì hẳn sẽ không còn xa lạ khi nghe đến Ascending Triangle. Đây là mô hình tam giác tăng được các trader yêu thích. Trong bài chia sẻ hôm nay, chúng ta sẽ hiểu sâu về mô hình này. Và làm sao để áp dụng nó hiệu quả nhất?

Ascending Triangle là gì?

Ascending Triangle là tên gọi tiếng anh của mô hình tam giác tăng giá. Nó có hình dạng như 1 tam giác hướng lên được tạo thành do các đáy sau cao hơn đáy trước. Đồng thời, các đỉnh của tam giác này đều nằm ở vùng kháng cự. Khi thấy mô hình này, bạn sẽ biết được lực mua đang tăng mạnh, giá cả có khả năng phá vỡ mức kháng cự để bức phá tăng lên và đạt đỉnh mới.  

Để dễ hình dung hơn, mời bạn nhìn qua hình vẽ bên dưới để thấy được Ascending Triangle xuất diện ở cuối một xu hướng tăng giá. Đồng thời, các đáy sau của mô hình đều cao hơn đáy trước. Các đỉnh của tam giác tăng nằm ở trong khu vực kháng cự. Và khi giá phá vỡ ra khỏi đường kháng cực thì khi ấy, mô hình tam giác tăng giá được hoàn thiện, đó là mô hình đẹp nhất. 

Ngoài Ascending Triangle thì còn có 2 mô hình khác là mô hình tam giác giảm dầnmô hình tam giác đối xứng.

Điều gì khiến Ascending Triangle hình thành?

Đường kháng cự như một hàng rào chắn không cho giá vượt qua khỏi. Nhưng khi giá đang xu hướng lên dốc bởi phe mua tăng mạnh thì giá sẽ tăng cao, khiến các đáy của tam giác liên tiếp kéo dài và đỉnh của mô hình nhọn ra. 

Thế nhưng, dù phe mua có nhiều hơn so với phe bán thì khi chuẩn bị đẩy giá lên cao hơn nữa lại gặp phải kỳ đà cản mũi là phe bán. Cho nên, việc các đáy đập lên đường kháng cự xong rồi rơi lại vùng hỗ trợ cũng cho thấy phe bán phần nào vẫn đang kìm hãm được phe mua.

Từ đó mà phe mua cứ liên tiếp tạo đáy cao dần, hình thành nên mô hình tam giác tăng. Trong đó 77% là giá phá vỡ, còn 23% là giá đảo chiều chuyển thành giảm. 

Ba ý nghĩa của mô hình Ascending Triangle

Tóm lại, nhìn trên biểu đồ mà bạn bạn thấy xuất hiện Ascending Triangle thì bạn sẽ hiểu 3 ý như sau:

Người mua chấp nhận mua với giá cao hơn

Bởi vì nếu họ không đồng ý mua với giá cao thì các đấy sẽ không hình thành. Nghĩa là mức giá sau sẽ cao hơn mức giá trước. Điều này cho thấy, nhu cầu mua tăng cao và giá cũng tăng. 

Người bán không bị áp lực

Nếu bị áp lực thì giá sẽ do chuyển thấp hơn chứ không thể nằm lâu ở mức kháng cự. Nghĩa là khi giá đã chạm ở mức tốt nhất để bán ra (còn gọi là mức kháng cự) nhưng giá vẫn nằm nguyên như vậy mà không bị giảm đi nhiều.

Trader có nhiều lệnh đặt mua ở trên kháng cự

Khi mốc kháng cự này đã được hình thành rất lâu, những trader dày dặn kinh nghiệm thường sẽ chờ khi giá phá vỡ kháng cự để đặt lệnh mua. Một số thì sẽ canh giá chạm mốc kháng cự và đặt lệnh cắt lỗ trên kháng cự. Bởi vì họ lo rằng giá sẽ đảo chiều đi xuống. Tuy nhiên, chỉ cần giá vượt qua khỏi kháng cự thì khả năng giá sẽ tăng sẽ cao. 

Lưu ý khi giao dịch với Ascending Triangle

Đa số, nhiều người thường được dạy là sẽ bán ra hoặc đặt lệnh short (cắt lỗ) khi giá đã chạm mức kháng cự. Bởi vì bằng mắt thường, nhiều trader sẽ cho rằng giá sẽ đảo chiều khi đã chạm vào ngưỡng đó. 

Tuy nhiên, khi Ascending Triangle xuất hiện và tăng dần ở khu vực kháng cự, lời khuyên cho bạn là không nên BUY và SHORT. Lý do vì sao? Như đã trình bày ở trên, mô hình tam giác tăng là tín hiệu cho biết khả năng thị trường sắp tăng lên một mức giá cao hơn. Chắc chắn, nếu chưa biết được điều này thì nhiều người sẽ rất tiếc khi cắt lỗ ngay ở thời điểm đó và phải nhận mức lợi nhuận thấp hơn tiềm năng khá nhiều. 

Cho nên, hãy chờ tín hiệu của giá khi ở khu vực kháng cự đã xuất hiện Ascending Triangle

Lưu ý khi giao dịch với Ascending Triangle

Lưu ý khi giao dịch với Ascending Triangle

Ba cách giao dịch với Ascending Triangle

Bạn đã hiểu được ý nghĩa của Ascending Triangle. Điều lúc này là nên tìm ra thời điểm thích hợp để vào lệnh đẹp nhất. Có 3 cách để bạn làm được điều này, đó là:

Cách 1: Dùng lệnh Stop Limit hoặc Stop Order

Mặc dù Stop Order sẽ xuất hiện trong thị trường chứng khoán và Stop Limit là lệnh hay xuất hiện trong thị trường coin, forex nhưng chúng vẫn không khác gì nhau. 

Ưu điểm của cách này là bạn sẽ có một điểm mua tốt nhất nếu giá thực sự bứt phá và bắt đầu bước vào đợt tăng giá mới. Tuy nhiên, bạn cũng phải đề phòng cái bẫy fake breakout. Nghĩa là giá thực sự vượt qua mức kháng cự nhưng ngay sau đó lại quay đầu giảm lập tức. 

Cách 2: Đợi giá tăng một quãng sau khi vượt qua khỏi vùng kháng cự

Cách này sẽ khắc phục được nhược điểm của cách 1. Bạn sẽ hạn chế rơi vào bẫy fake breakout. Điều này cũng đồng nghĩa là khi giá tăng mạnh, bạn phải mua ở mức giá cao hơn nhiều so với giá khi nằm ngay ở mức kháng cự.

Chỉ vào lệnh sau khi giá đã tăng một khoảng lớn so với điểm đột phá

Chỉ vào lệnh sau khi giá đã tăng một khoảng lớn so với điểm đột phá

Cách 3: Giao dịch bằng cách sử dụng đường xu hướng

Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường hay áp dụng cách này. Thay vì phải chờ đợi giá phá vỡ kháng cự mới đặt lệnh mua. Hoặc liều lĩnh đặt lệnh mua ngay ở mức kháng cự và hồi hộp chờ đợi kết quả thì họ thường xem xét đường xu hướng. Họ sẽ đặt lệnh Long hoặc Mua khi giá vừa retest lại đường xu hướng (là đường nối các đáy lại với nhau)

Ưu điểm của cách này là họ sẽ mua được ở một mức giá thấp và rất tốt. Nhưng nhược điểm là thị trường có thể không đột phá và giá không tăng. 

Sử dụng đường trendline để giao dịch

Sử dụng đường trendline để giao dịch

Cách đặt lệnh cắt lỗ (Stop Loss) với mô hình tam giác tăng giá như thế nào?

Trên thực tế có nhiều công cụ lẫn phương pháp để giúp bạn xác định xem giá có thật sự tăng hay không? Tuy nhiên, không có mô hình nào đảm bảo chính xác 100%, kể cả Ascending Triangle. Cho nên, đặt lệnh cắt lỗ là điều rất quan trọng. Nhưng nên đặt lệnh này ở đâu mới hợp lý?

Nên đặt lệnh Stop Loss ở đâu với mô hình tam giác tăng?

Nên đặt lệnh Stop Loss ở đâu với mô hình tam giác tăng?

Theo như mô hình trên thì bạn nghĩ nên đặt Stop Loss ở điểm A hay B? Hãy cùng phân tích như sau: 

  • Nếu đặt lệnh ở điểm A thì đây không phải là quyết định hợp lý. Nguyên do là vì giá đang nằm trong Ascending Triangle và sẽ có khả năng giá sẽ đột phá tăng cao hơn.
  • Nếu đặt lệnh ở điểm B thì đây một vị trí lý tưởng. Đơn là là khi giá có giảm xuống mức B thì mô hình tam giác tăng giá sẽ không còn tồn tại nữa.

Cách chốt lời với Ascending Triangle

Sau khi đã hướng dẫn về cách đặt lệnh mua và cắt lỗ, tiếp đến chúng ta sẽ tìm hiểu về cách chốt lời với mô hình tam giác tăng giá như thế nào. Có 2 việc cần làm, đó là tìm điểm đóng vị thế, chốt lợi nhuận sau khi MUA.

Trailing Stop Loss chính là cách tốt nhất bởi vì bạn sẽ không thể đoán được giá sẽ tăng ở mức nào. Vì thế, bạn không thể đặt một mức giá cố định như lệnh cắt lỗ thông thường. Thay vào đó, các trader sẽ phải luôn quan sát xu hướng của thị trường. Nghĩa là khi nào thị trường diễn biến phức tạp và không có lợi thì bắt đầu vào lệnh chốt lời. 

Những nguyên tắc dành cho bạn:

Hãy căn cứ vào đường M20, M50 tùy chọn, đó là đường trung bình động. Khi nào giá đóng cửa mà thấp hơn đường MA thì đóng lệnh và chốt lời. Có thể nhiều người sẽ thắc mắc là lựa chọn đường MA ra sao và vì sao phải là MA20 hay MA50?

Chốt lời với Ascending Triangle

Chốt lời với Ascending Triangle

  • Đối với xu hướng dài hạn, MA200 là đường bạn nên sử dụng
  • Đối với xu hướng trung hạn, MA50 là đường bạn nên sử dụng
  • Đối với xu hướng ngắn hạn, MA20 là đường bạn nên sử dụng.

Bạn cũng có thể áp dụng mô hình tam giác tăng ở cuối xu hướng giảm, bởi nó là tín hiệu đảo chiều tăng giá. Nhưng cách này chỉ thành công khi thời gian hình thành mô hình đủ dài (khoảng trên 100 cây nến).

Ưu tiên lựa chọn mô hình nào được hình thành càng lâu càng tốt nếu bạn muốn tìm tìm mô hình tam giác tăng mà xác suất thành công cao. Ngoài ra số lần giá test vùng kháng cự càng nhiều càng tốt. Test ở đây nghĩa là giá tăng lên chạm kháng cự, rồi giá lại quay đầu giảm xuống.

Hãy tìm thêm một vài mô hình nến Nhật tăng giá ở khu vực giá breakout ra khỏi kháng cự, chẳng hạn như: Bullish Harami, Rising Three Method… Như thế sẽ củng cố hơn nhận định về việc giá sẽ tăng. Nhờ đó mà bạn sẽ tìm được điểm vào lệnh chốt lời tốt. 

Thông qua những chia sẻ trên, bạn có thể hiểu đơn giản như sau: 

  • Ascending Triangle là một mô hình có hình dạng giống hình tam giác mà đấy ở phía sau cao hơn phía trước. Các đỉnh của tam giác này đều chạm vào vùng kháng cự. Sự xuất hiện của mô hình này báo hiệu giá sẽ bước vào giai đoạn tăng mới. 
  • Không nên vội vàng đặt lệnh cắt lỗ khi gặp mô hình này vì khả năng giá sẽ tăng cao để giúp bạn có thêm lợi nhuận. 
  • Đặt lệnh mua ngay khi giá vừa breakout hoặc chờ giá tăng thêm một chút nữa để an toàn. 
  • Đặt lệnh dừng lỗ ở bên ngoài tam giác, không đặt ở mức giá bên trong tam giác
  • Đặt lệnh chốt lời khi giá đi xuống dưới đường trung bình động MA20, MA50 hoặc MA100 (tùy chọn).
  • Khi mô hình tam giác tăng giá được hình thành trong thời gian dài, kèm với việc số lần giá test vùng kháng cự trước đó nhiều thì bạn biết rằng, giá sẽ có xu hướng tăng mạnh và ít khi quay đầu giảm. 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Ascending Triangle. Đối với những người bước vào thị trường forex thì mô hình này rất dễ nhìn thấy và cách giao dịch với nó cũng không có gì phức tạp. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo thêm những mô hình giá khác trong phân tích kỹ thuật khác để thông thạo hơn trong việc nhìn nhận sự biến động của thị trường giá nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
Sàn forex mới
4,8 rating
Ưu đãi cho người mới: Nạp càng nhiều nhận càng nhiều với 10% bonus khi nạp
4,5 rating
Khuyến mãi riêng dành cho nhà đầu tư mới khi mở tài khoản
3,5 rating
1 Free Spin credited for every $1 deposit. Up to $100 + 100 Spins
3,8 rating
Monte Casino: Get 10 no deposit spins + $100 Bonus
4,0 rating
Claim a 100% deposit bonus up to $250 + free spins
© Copyright 2021 Sàn forex uy tín. Đầu tư, giao dịch CFD & tài chính ẩn chứa nhiều rủi ro và không phù hợp với tất cả mọi người. Hãy cân nhắc kỹ trước khi tham gia. Nội dung website với mục đích chia sẻ kiến thức. Người chia sẻ không chịu trách nhiệm với những áp dụng và kết quả thực tế người dùng. Hiệu suất trong quá khứ không đảm bảo kết quả trong tương lai và chỉ sử dụng với mục đích minh họa.