Tiền điện tử RIPPLE là gì? Nên đầu tư XRP không?

RIPPLE – tiền điện tử đứng thứ 3 thị trường về vốn hóa, từ A-Z những thông tin về tiền điện tử RIPPLE là gì, các ưu nhược điểm, thuận lợi và khó khăn khi đầu tư.

Trên thị trường tiền điện tử, RIPPLE (XRP) đang có vốn hóa thị trường đứng thứ 3, sau Bitcoin và Ethereum. Thế nhưng, bạn có biết rằng dự án RIPPLE thậm chí còn ra đời trước cả Bitcoin không?

Vậy tiền điện tử RIPPLE là gì? Có nên đầu tư vào nó trong thời điểm 2023 này? Những gì bạn cần biết, Sanfxuytin.com sẽ thông tin ngay sau đây. 

Tiền điện tử RIPPLE là gì?

Tiền điện tử RIPPLE, còn được gọi là XRP, là đồng tiền điện tử được thiết kế dành cho mạng lưới ngân hàng là chính. Nó được thiết lập với mục tiêu tạo ra một mạng thanh toán tiện lợi, hoạt động với danh nghĩa một hệ thống tiền điện tử phi tập trung.

Hiểu cơ bản, RIPPLE được xây dựng dựa trên một ý tưởng tiền ảo về một mạng lưới thanh toán có thể đếm được. Những bên tham gia giao dịch với đồng tiền này có thể dễ dàng xác minh được các giao dịch của mình. Với cách đó, các giao dịch sẽ nhanh chóng hơn, không mất thời gian xác thực.

RIPPLE cho phép người dùng có thể giao dịch bất cứ thứ gì mình mong muốn. Có thể là tiền tệ. Có thể là vàng. Hoặc cũng có thể là trao đổi mua bán các loại tiền điện tử. Mọi thứ đều có thể thực hiện dễ dàng với nền tảng RIPPLE. 

Nếu như đồng Bitcoin không ngừng tăng theo thời gian thì RIPPLE lại có giới hạn. Con số giới hạn của nó là 100 tỷ XRP. Và trong mọi điều kiện, con số này sẽ luôn được duy trì ổn định. 

XRP chính là token, sử dụng với vai trò đại diện cho việc chuyển giá trị giao dịch trên mạng lưới RIPPLE. Do đó, thay vì gọi là tiền điện tử RIPPLE, nhà đầu tư vẫn thường gọi là XRP. 

RIPPLE là tiền điện tử ra đời còn sớm hơn cả Bitcoin

RIPPLE là tiền điện tử ra đời còn sớm hơn cả Bitcoin

Lịch sử ra đời và phát triển đồng tiền RIPPLE

RIPPLE được công bố rộng rãi năm 2012. Tuy nhiên, đồng tiền này đã ra đời trước đó 8 năm, vào năm 2004. Ý tưởng đầu tiên của đồng tiền này được nhen nhóm bởi Ryan Fugger và nó vẫn là một hệ thống sơ khai. 1 năm sau, 2005, XRP đã đi vào hoạt động và cung cấp cho thị trường giải pháp thanh toán toàn cầu tiện lợi, ổn định và an toàn.

Đến năm 2012, Fugger đã bắt đầu bàn giao dự án này, kết hợp cùng với Jed McCaleb và Chris Larsen. Cả ba đã thành lập công ty công nghệ OpenCoin, trụ sở đặt tại Hoa Kỳ. Đến năm 2013, đổi tên thành Ripple Labs và đến năm 2015 thì chính thức đổi tên thành RIPPLE cho đến bây giờ. Kể từ thời điểm này, tiền điện tử RIPPLE đã chính thức trở thành một loại tiền ảo đầy sức mạnh. Nó được sử dụng rộng rãi cho các thanh toán của những tổ chức tài chính, ngân hàng trên toàn cầu.

Từ danh sách những người sáng lập, bạn có thể hiểu được giá trị của tiền điện tử RIPPLE là gì cũng như vì sao dự án này được rất nhiều ngân hàng nghiên cứu hợp tác. Các thành viên sáng lập RIPPLE đều là những người giàu nhất trên thị trường tiền điện tử. Họ đều là những doanh nhân nổi tiếng, có nhiều thành tựu trong phát triển tiền ảo toàn cầu. Do đó, với độ uy tín này, nền tảng RIPPLE mà họ tạo ra nhanh chóng được đón nhận với tất cả sự tin cậy. 

Ứng dụng và lợi ích của tiền điện tử RIPPLE

Khi đã hiểu được bản chất tiền điện tử RIPPLE là gì, bạn cũng sẽ thấy được các ứng dụng của nó. Hiện nay, XRP được ứng dụng rộng rãi cho nhiều mục đích:

  • Giảm thiểu các chi phí giao dịch tài chính: Hiện nay, đa phần các ngân hàng trên toàn cầu đều chọn USD để làm đồng tiền trung gian khi chuyển đổi tiền tệ. Do đó, việc chuyển đổi này sẽ mất phí qua trung gian và nó không hề thấp. Với RIPPLE, bạn có thể chuyển đổi tiền tệ nhanh chóng, dễ dàng với mức phí thấp nhất.
  • Hỗ trợ các giao dịch xuyên biên giới: Theo thống kê, chưa đến 4 giây để hoàn thành một giao dịch RIPPLE xuyên biên giới. Nếu so sánh với Bitcoin với tốc độ khoảng 1 giờ hoặc thậm chí vài giờ nếu giao dịch số lượng lớn thì tốc độ này thực sự kinh hoàng. Hay như Ethereum cũng cần đến 5 phút để có thể giao dịch được.

Các ứng dụng của đồng tiền XRP là rất đa dạng. Sở dĩ nó làm được điều đó vì ngay từ đầu, nó đã được thiết kế như một hệ thống thanh toán điện tử phục vụ các nhu cầu hàng ngày. Nó là một hệ thống thanh toán chặt chẽ không kém gì Bitcoin.

RIPPLE cũng là một tổ chức, một công ty rất rõ ràng. Sử dụng nó để chuyển đổi tiền tệ sẽ có mức phí thấp nên nó đã trở thành đối tác quan trọng của nhiều ngân hàng. Nó hứa hẹn sẽ là một loại tiền số tiềm năng và giá trị tăng dần trong tương lai. 

RIPPLE có tính ứng dụng rộng rãi trong giao dịch tài chính

RIPPLE có tính ứng dụng rộng rãi trong giao dịch tài chính

Ưu nhược điểm của RIPPLE

Tiền điện tử RIPPLE có ưu điểm và nhược điểm gì? Kể cả Bitcoin, không chắc mọi điều về nó đã an toàn. Chính vì vậy, trước khi quyết định đầu tư vào RIPPLE, bạn cần nắm rõ các ưu nhược điểm của nó.

Ưu điểm

  • RIPPLE là một tổ chức tài chính chính thức. Nó được tin tưởng vì nó có công ty, có trụ sở, có người đứng đầu rất rõ ràng. Nó không phải là một startup blockchain không tên tuổi. Vì vậy, độ an toàn là điều mà nhà đầu tư có thể tin cậy được.
  • Tất cả các token XRP đều đã được khai thác ngay từ đầu và tồn tại đến nay. Do đó, RIPPLE không có tình trạng lạm phát.
  • Ngày càng có rất nhiều ngân hàng đăng ký sử dụng RIPPLE và xem nó là nền tảng giao dịch hiệu quả. Nếu con số này tăng lên đến một viễn cảnh trở thành loại tiền tệ ngân hàng thống nhất, đảm bảo giá trị của RIPPLE sẽ tăng mạnh.

Nhược điểm của tiền điện tử RIPPLE là gì?

  • RIPPLE là đồng tiền điện tử mang tính tập trung cao. Các token XRP đã được khai thác. Do đó các nhà phát triển sẽ quyết định khi nào, bao nhiêu XRP được phát hành. Có nghĩa là đầu tư vào nó cũng tương tự như đầu tư vào ngân hàng.
  • Công ty chủ quản sở hữu đến 60% lượng XRP. Còn lại, chỉ có 40% lưu thông trên thị trường và trader sẽ đầu tư với 40% luân chuyển này.
  • RIPPLE là một mã nguồn mở thông minh. Điều này là một đặc trưng cơ bản của tất cả các đồng tiền điện tử. Tuy nhiên khi code có thể truy cập được thì rủi ro bị hack cũng dễ xuất hiện. Về vấn đề này, nhà phát hành RIPPLE cũng đang từng ngày nỗ lực để bảo vệ tính bảo mật của nền tảng. Nó là rủi ro chung của thị trường và trader cũng không cần quá lo lắng.  

Có nên đầu tư vào RIPPLE trong thời điểm hiện tại không?

Giao dịch RIPPLE tại sàn XTB

Giao dịch RIPPLE tại sàn XTB

Trên thị trường tiền điện tử, RIPPLE từng đứng thứ 3 về số vốn hóa. Điều này cho thấy được sự lớn mạnh của đồng tiền này cũng như nhu cầu về nó đang rất lớn mạnh. 

Vấn đề bạn cần quan tâm khi đầu tư tiền điện tử RIPPLE là gì? Câu hỏi này có lẽ sẽ còn là vấn đề gây tranh cãi. Và nó cũng là câu hỏi cho bất cứ loại tiền số nào trên thị trường.

RIPPLE đã chứng minh được các thế mạnh của nó về dịch vụ nhanh chóng, phí lưu chuyển vô cùng hấp dẫn. Ngoài ra, sự bảo lãnh từ công ty chủ quản cũng là tiền để để nó chiếm được niềm tin của các nhà đầu tư.

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng RIPPLE sẽ có đà tăng trưởng trong tương lai. Mặc dù vậy, nếu bạn đang có ý định đầu tư vào đồng tiền này, hãy lưu ý:

  • Mức giá và số phận của RIPPLE trong tương lai có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ vụ kiện của SEC. Dành cho những bạn chưa biết, vụ kiện này bắt đầu từ năm 2020. SEC đã đệ đơn kiện RIPPLE và những nhà sáng lập và cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa kết thúc.
  • RIPPLE hiện đã có đối thủ cạnh tranh chính. Đó chính là Swift và hiện nay đối thủ này đã có chỗ đứng vững chắc trong ngành ngân hàng.
  • Hầu hết các cổ tức tài chính làm việc với nền tảng RIPPLE mà không thông qua token XRP. Đây cũng là một hạn chế rất lớn
  • XRP có giới hạn. Nó không có nhiều sẵn để mua nên chắc chắn nó sẽ như một miếng bánh nhỏ nhiều người tranh giành. Khả năng mở rộng của nó có giới hạn nên sẽ mang tính cạnh tranh gay gắt.

Dù vậy, những giá trị tiềm năng của RIPPLE là điều không thể phủ nhận được. Và nếu bạn tin tưởng đồng tiền này, bạn hoàn toàn có thể đặt cược vào nó với tất cả tâm huyết của mình.

Đào RIPPLE như thế nào?

Khác với các loại coin khác, RIPPLE là tiền điện tử không thể đào được. Tổng nhà phát hành phát hành 100 tỷ XRP. Trong đó, 40% được lưu hành còn lại là thuộc chủ sở hữu.

60% này, công ty chủ quản sẽ cung cấp ra thị trường toàn phần với mức dự tính là 1 tỷ token/tháng. Điều này sẽ giúp thị trường RIPPLE có được sự bình ổn cao nhất. Mức giá token sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, cho dù không đào được RIPPLE thì nhà đầu tư vẫn có nhiều cơ hội với nó. 

Và thực tế chứng minh, từ khi xảy ra vụ kiện với SEC, giá trị của RIPPLE đã tăng lên đến 3 lần. Số lượng của nó cũng nhiều hơn so với số lượng Bitcoin. Việc không đào được XRP có vẻ sẽ không là trở ngại lớn. 

Giao dịch RIPPLE an toàn, tin cậy tại XTB – xStation

Giao dịch RIPPLE an toàn tại XTB - xStation 5

Giao dịch RIPPLE an toàn tại XTB – xStation 5

Tiền điện tử RIPPLE hiện đang được giao dịch rộng rãi trên nhiều sàn giao dịch. Trong đó, XTB chính là một trong những địa chỉ giao dịch an toàn, tin cậy nhất. Tại đây, nhà đầu tư sẽ chọn giao dịch CFDs RIPPLE mà không cần sở hữu trực tiếp đồng tiền này. Giao dịch sẽ được xác lập dựa trên dự đoán tăng giảm của đồng tiền.

Với việc sử dụng đòn bẩy, trader sẽ có được khoản lợi nhuận tối ưu nhất. XTB – xStation 5 nền tảng giao dịch vô cùng hiện đại, uy tín. Có đầy đủ các thông tin thị trường để nhà đầu tư có thêm dữ liệu phân tích, nhận định.

Chúng ta đã tìm hiểu chi tiết tiền điện tử RIPPLE là gì. Có thể nói, đây là một trong những đồng tiền số mạnh, tiềm năng khai thác lớn. Do đó, nhà đầu tư hoàn toàn có thể có được những mức lợi nhuận ấn tượng khi chọn nó. Ngay hôm nay, hãy chọn XTB – xStation để cùng XTB khám phá sức hấp dẫn của sản phẩm này. 

>> Có thể bạn quan tâm: Algorand là gì? Đánh giá tiềm năng phát triển khách quan nhất

5/5 - (2 bình chọn)
Sàn forex mới
4,8 rating
Ưu đãi cho người mới: Nạp càng nhiều nhận càng nhiều với 10% bonus khi nạp
4,5 rating
Khuyến mãi riêng dành cho nhà đầu tư mới khi mở tài khoản
3,5 rating
1 Free Spin credited for every $1 deposit. Up to $100 + 100 Spins
3,8 rating
Monte Casino: Get 10 no deposit spins + $100 Bonus
4,0 rating
Claim a 100% deposit bonus up to $250 + free spins
© Copyright 2021 Sàn forex uy tín. Đầu tư, giao dịch CFD & tài chính ẩn chứa nhiều rủi ro và không phù hợp với tất cả mọi người. Hãy cân nhắc kỹ trước khi tham gia. Nội dung website với mục đích chia sẻ kiến thức. Người chia sẻ không chịu trách nhiệm với những áp dụng và kết quả thực tế người dùng. Hiệu suất trong quá khứ không đảm bảo kết quả trong tương lai và chỉ sử dụng với mục đích minh họa.